Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật hay cơn tai biến, người bị tai biến thường có sức khoẻ yếu hơn trước và phải mất một thời gian với nhiều biện pháp để có thể khoẻ mạnh trở lại. Việc phục hồi chức năng sau tai biến tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khoẻ người bệnh, chế độ ăn uống,…

1. Phục hồi chức năng bao lâu sau tai biến giúp gì cho bạn?

Phục hồi chức năng sau đột quỵ hay cơn tai biến là một chương trình trị liệu khác nhau được thiết kế để giúp người bệnh học lại các kỹ năng đã mất sau một cơn đột quỵ. Tùy thuộc vào các phần não của bệnh nhân tai biến bị ảnh hưởng như thế nào bởi đột quỵ, việc phục hồi chức năng có thể giúp ích cho các kỹ năng vận động, nói, sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày cho người bị tai biến. Phục hồi chức năng đột quỵ hay tai biến có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

phuc-hoi-chuc-nang-sau-tai-bien-giup-gi-cho-ban

Có rất nhiều biến chứng do đột quỵ và tai biến gây ra và mức độ hồi phục của mỗi người cũng khác nhau tuỳ vào các biến chứng đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người tham gia chương trình phục hồi chức năng đột quỵ tập trung hoạt động tốt hơn nhưng người không tham gia mà tự cố gắng tìm cách phục hồi. Do đó, phục hồi chức năng đột quỵ được khuyến nghị cho tất cả những người bị biến chứng do đột quỵ hay tai biến.

2. Khi nào bạn nên phục hồi chức năng sau tai biến?

Bạn bắt đầu phục hồi chức năng sau tai biến hay đột quỵ càng sớm càng tốt. Bởi, đó sẽ là thời điểm vàng để bạn có thể lấy lại được các khả năng và kỹ năng của cơ thể đã mất do cơn tai biến gây ra.

Việc phục hồi chức năng sau cơn tai biến thường bắt đầu khoảng 24 đến 48 giờ sau khi bạn bị tai biến. Đó là lúc bạn vừa trải qua cuộc phẫu thuật hoặc đang nằm trong bệnh viện để chữa trị.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi chức năng sau tai biến

Phục hồi tai biến ở mỗi người thường khác nhau và hoàn toàn không giống nhau, tuỳ vào tình trạng ảnh hưởng di chứng sau tai biến của mỗi người. Không quá dễ dàng để dự đoán được người bệnh có thể phục hồi bao nhiêu khả năng và trong bao lâu. Nói chung, phục hồi chức năng sau tai biến thành công hay không thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

nhung-yeu-to-anh-huong-den-kha-nang-phuc-hoi-chuc-nang

  • Các yếu tố thể chất, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tai biến ở bệnh nhân về cả tác động nhận thức lẫn thể chất.
  • Các yếu tố cảm xúc, chẳng hạn như động lực và tâm trạng của người bệnh, cũng như khả năng mà người đó gắn bó với các hoạt động phục hồi chức năng bên ngoài các buổi trị liệu.
  • Các yếu tố xã hội như sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình.
  • Các yếu tố điều trị, bao gồm việc người bị tai biến bắt đầu phục hồi chức năng sớm và kỹ năng của đội phục hồi chức năng.
  • Tốc độ hồi phục cao nhất thường diễn ra trong vài tuần và vài tháng sau tai biến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cho thấy hiệu suất có thể cải thiện thậm chí từ 12 đến 18 tháng sau đột quỵ.

4. Cách phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà

Có không ít cách để phục hồi chức năng sau tai biến cho người bệnh tại nhà. Nhưng về cơ bản, người bị tai biến đang trong giai đoạn phục hồi nên tham khảo và thực hiện những cách sau:

4.1. Tư thế nằm và lăn trở người bệnh

tu-the-nam-va-lan-tro-nguoi-benh

Người bị tai biến vừa trải qua cuộc phẫu thuật và đang trong quá trình phục hồi và bị liệt nửa người, thời gian đầu có thể nhờ người thân hỗ trợ việc thay đổi tư thế khi nằm hoặc lăn trở, bằng cách lăn người sang bên lành, đặt tay không bị liệt vào tay liệt rồi gập gối và háng bên bị liệt lại, sau đó dùng tay lành kéo tay liệt sang phía đó và đẩy hông của người bệnh xoay về phía bên lành. Hoặc đơn giản hơn, có thể lăn sang bên liệt nhờ sử dụng việc nâng chân, tay lành lên, đưa về phía bị liệt rồi xoay thân mình sang.

4.2. Được hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày

Người nhà bệnh nhân tai biến có thể hỗ trợ cho người bệnh tự làm các hoạt động cơ bản, hoặc chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân đơn giản như: thay quần áo bằng cách cởi quần, áo theo thứ tự bên lành trước, bên liệt sau;  khi mặc quần áo thì áp dụng ngược lại: xỏ tay áo hay ống quần vào bên bị liệt trước, rồi xỏ vào bên lành sau… Bên cạnh đó, người nhà còn có thể giúp đỡ người bị tai biến các hoạt động cá nhân đơn giản khác như: đánh răng, tắm rửa, ăn uống, … Tuy nhiên, hãy di chuyển khéo léo và nhẹ nhàng.

4.3. Tập đứng và thăng bằng

Hầu hết những bệnh nhân bị tai biến đều muốn bản thân có thể nhanh phục hồi, tự bước đi và tự đứng lên mà không cần nhiều sự giúp đỡ. Để có thể nhanh chóng tự đi lại và đứng lên, người bị tai biến nên tập đứng và giữ thăng bằng trước, người nhà bệnh nhân tai biến có thể tham khảo bài tập dưới đây để giúp đỡ và hỗ trợ người bệnh:

tap-dung-va-thang-bang

– Trước hết, cho bệnh nhân tai biến tập duỗi, gấp các bộ phận: khớp gối, khớp háng bên bị liệt rồi từ từ ngồi và đứng dậy.

– Nếu muốn tập đứng thăng bằng, bệnh nhân tai biến cần phải:

+) Tập đứng thẳng trước, chia đều trọng lượng cho 2 chân.

+) Sau đó, quay đầu nhìn ra sau vai hai bên theo thứ tự bên trái trước, bên phải sau hoặc ngược lại.

+) Tiếp đó, thực hiện các động tác nhẹ nhàng như nghiêng người, vận động đưa hai tay sang phải, sang trái, lên đầu, hướng lên trần nhà…

– Các chuyên gia đầu ngành khuyến khích người bị tai biến đang trong quá trình phục hồi nên tập đi bộ thường xuyên hơn, tối thiểu 15 phút/ngày, khi đã có thể đứng vững mà không cần nhiều đến bất kì sự trợ giúp nào.

4.4. Tập đi bộ

Theo các chuyên gia trong ngành, cách phục hồi nhanh chóng và hiệu quả nhất cho người bị tai biến là tự đứng dậy và tự bước đi được mà không cần nhiều đến cá sự trợ giúp. Như đã nói ở trên, khi bệnh nhân đã tự đứng vững được rồi thì nên tập luyện đi bộ cơ bản ít nhất 15 phút/ngày. Thời gian đầu, người bệnh có thể phải cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của người nhà, điều dưỡng viên,… hoặc tập đi lại với nạng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên, chịu khó, và kiên trì tập luyện thì kết quả sẽ được cải thiện nhanh chóng, đồng thời người bị tai biến cũng có thể sớm tự đi lại được.

tap-the-duc-thuong-xuyen-de-phong-ngua-tai-bien

4.5. Các bài tập người bệnh tự vận động

Nhằm giúp người bị tai biến dễ dàng hơn trong việc di chuyển, cũng như đề phòng được các biến chứng do tai biến như teo khớp, cứng cơ,… Người bệnh hoặc người nhà có người bị tai biến có thể tham khảo các bài tập sau:

  • Để các ngón tay bên lành đan vào ngón tay bên liệt, rồi cùng duỗi thẳng về phía đầu, tiếp theo cố gắng đặt khuỷu tay ngang tai và hạ về vị trí cũ. Nên luyện tập 10 – 15 lần mỗi ngày.
  • Nên để bệnh nhân tai biến nằm ngửa rồi đặt hai tay dọc theo thân, hai chân đặt sát nhau, gấp lại, cố gắng nâng hông cao và càng lâu càng tốt. Bệnh nhân có thể đếm số để ước chừng và làm đi làm lại khoảng 10 – 12 lần.

4.6. Tập phục hồi các cơ bên liệt

Khi người bị tai biến đang trong quá trình phục hồi phải luyện tập các bài tập phục hồi cơ bên liệt, thường sẽ cần sử dụng đến dụng cụ tập chuyên dụng để hỗ trợ. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có dụng cụ, người bị tai biến có thể tập luyện theo những cách đơn giản sau:

tap-phuc-hoi-cac-co-ben-liet

  • Tập tay: Duỗi hoặc gấp đi gấp lại cánh tay bên bị liệt từ chậm rãi đến nhanh dần; tập bật/ tắt công tắc điện, mở hoặc đóng nắp, kéo ngăn tủ… đối với ngón tay/bàn tay bên bị liệt.
  • Tập chân: Bắt chéo chân bên lành sang bên bị liệt rồi giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 5 – 10 phút hoặc cho đến khi bộ phận chân liệt không còn run, hay giật nữa thì có thể dừng lại.
  • Tập cổ: Đỡ bệnh nhân từ từ ngồi dậy nhẹ nhàng rồi tập ngoái cổ về phía 2 bên vai, phía sau hoặc cúi đầu, ngẩng lên…

4.7. Tập nói

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, có đến 20% bệnh nhân bị tai biến sau khi trải qua phẫu thuật và được cứu sống mất tiếng nói. Chính vì vậy, người nhà bệnh nhân tai biến nên giúp đỡ, đồng thời khuyến khích người bệnh tập nói lại bằng những cách đơn giản như: đọc bảng chữ cái, đếm số từ 1 đến 10,… sau đó, dần tăng lên độ khó như: mô tả đồ vật xung quanh, tập đọc đoạn văn ngắn trong tạp chí, báo, sách vở,…

5. Lưu ý trong quá trình phục hồi chức năng:

5.1. Loại bỏ nguy cơ gây tai biến

Nếu trong quá trình phục hồi chức năng, bệnh nhân tai biến cảm thấy sức khỏe của mình không được ổn, hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh có thể coi là tiền thân của tai biến như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ bác sĩ chuyên ngành để được kịp thời hỗ trợ và điều trị.

5.2. Việc phục hồi chức năng cần kiên trì và thường xuyên

Quá trình phục hồi sức khỏe sau khi trải qua cơn tai biến và được cứu sống không hề dễ dàng và nhanh chóng. Đó có thể coi là một hành trình đầy gian truân, vất vả, thậm chí đôi khi người bệnh hay cả người nhà bệnh nhân cũng thấy nản lòng. Vì vậy, sự kiên trì, chịu khó và quyết tâm cao độ là yếu tố hàng đầu để có thể đi đến kết quả tốt nhất của người bệnh lúc này. Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân tai biến cũng nên thường xuyên khuyến khích, động viên để người bệnh được tiếp thêm nhiều năng lượng và tinh thần giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.

5.3. Vị trí đặt giường bệnh

Để người bị tai biến nhanh chóng được phục hồi thì người nhà bệnh nhân nên đặt giường bệnh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, với vị trí phù hợp, thuận tiện trong việc vệ sinh cá nhân, ăn uống,… cho cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Theo các chuyên gia chăm sóc, người bị tai biến đang trong quá trình phục hồi nên sử dụng giường tre hoặc đệm hơi, đệm nước để đề phòng bị lở loét da do nằm nhiều.

5.4. Quan sát bệnh nhân khi luyện tập

Khi bệnh nhân bị tai biến vận động, luyện tập,… trong thời kì vừa mới trải qua phẫu thuật và đang phục hồi, nên có người thân ở bên cạnh thường xuyên nhằm chú ý, quan sát để hỗ trợ, động viên cũng như giúp đỡ kịp thời. Nhưng để khả năng phục hồi được diễn ra nhanh hơn thì vẫn nên để cho bệnh nhân tai biến tự giác và chủ động tập luyện nhiều hơn. Khi thực sự cần thiết giúp đỡ thì mới đưa ra yêu cầu cho người thân hoặc người chăm sóc.

5.5. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc giúp bệnh nhân tai biến phục hồi chức năng nhanh chóng hơn sau phẫu thuật. Yếu tố chính của một chế độ dinh dưỡng cân bằng là luôn đảm bảo thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và nhiều chất. Thức ăn của bệnh nhân tai biến phải luôn được đảm bảo chế biến mềm, nhừ để việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn và cũng dễ hấp thụ, tiêu hóa hơn. Nên chọn mua và sử dụng những nguồn thực phẩm xanh sạch an toàn để bổ sung năng lượng, dưỡng chất thiết yếu tốt hơn cho bệnh nhân tai biến. Tuyệt đối không sử dụng và hoàn toàn tránh xa đồ ăn thức uống lên men, chiên rán nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích, thức uống có cồn, gas…

Người bị tai biến nên ăn nhiều loại hoa quả

Hy vọng với những lưu ý, bài tập đơn giản,… mà chúng tôi gợi ý ở trên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người thân cũng như người bị tai biến đang trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến.