Điều trị nhồi máu não thành công hay không phụ thuộc vào thời gian cấp cứu và phương pháp xử trí. Trong đó, mục tiêu chính của những phương pháp điều trị nhồi máu não là bảo tồn các tế bào mô ở vùng thiếu máu cục bộ, tái tưới máu kịp thời để thu hẹp vùng não bị tổn thương.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng cách thức điều trị đột quỵ nhồi máu não phù hợp như dùng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp nội mạch, phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ. Bài viết sau sẽ phân tích từng phương pháp để các bác hiểu rõ hơn.

1. Phương pháp điều trị nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết (hay thuốc làm tan cục máu đông)

Dùng thuốc tiêu sợi huyết trong “giờ vàng” của nhồi máu não giúp giảm tỷ lệ tàn tật và tăng khả năng phục hồi vận động

Nhồi máu não chiếm đến 80% số trường hợp tai biến mạch máu não và để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, thể đột quỵ nhồi máu não có thể chữa trị được nếu chúng ta thực hiện cấp cứu sớm trong khoảng “thời gian vàng”.

Hiện nay, “thời gian vàng” để tiêm thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch là trong vòng 3 – 4,5 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng nhồi máu não ban đầu. Tốt nhất là điều trị thuốc trong 3 giờ đầu sẽ tăng thêm 30% cơ hội tai biến không tàn phế hoặc liệt vận động ở mức tối thiểu.

Thuốc tiêu sợi huyết rtPA là thuốc duy nhất được cơ quan FDA Hoa Kỳ chấp thuận dùng trong điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp

Thuốc rtPA (biệt dược Alteplase) được tổng hợp từ tế bào nội mô và có nồng độ thấp trong máu, thời gian bán hủy nhanh từ 3 – 8 phút. Thuốc có công dụng đặc hiệu mạnh gấp 100 lần khi hoạt hóa plasmin tại phức hợp fibrin – plasminogen, nhờ đó các liên kết sợi huyết fibrin được phá vỡ và làm ly giải cục máu đông trong lòng mạch.

Cho đến nay, rtPA (biệt dược Alteplase) là phương pháp điều trị chuẩn mực đối với bệnh nhân nhồi máu não được nhập viện sớm dưới 4,5 giờ. Trong khi đó, các loại thuốc tiêu huyết khối như Streptokinase và Urokinase đều là những chất hoạt hóa plasmin không đặc hiệu, Streptokinase tăng nguy cơ xuất huyết nên không còn được sử dụng; một số loại thuốc làm tan cục máu đông mới và đang trong quá trình thử nghiệm như Reteplase, Tenecteplase, Desmoteplase… đều có thời gian bán hủy dài hơn Alteplase (rtPA).

Phác đồ điều trị huyết khối bằng thuốc tiêu sợi huyết tiêm tĩnh mạch phổ dụng hơn tiêm đường động mạch

  • Theo khuyến cáo, dùng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase (Actilyse lọ 50mg/50ml) với tổng liều 0,9 mg/kg (liều tối đa là 90mg).
  • Trong đó, tiêm 10% tổng liều trong 1-2 phút, 90% còn lại truyền tĩnh mạch liên tục trong 60 phút.
  • Sau lần tiêm đầu sẽ tiến hành chụp cắt lớp vi tính não để kiểm tra, nếu có dấu hiệu chảy máu não thì dừng truyền rtPA.
  • Chuyển người bệnh đến khoa điều trị tích cực hoặc đơn vị đột quỵ não để theo dõi.
  • Tiếp tục đánh giá thần kinh và đo huyết áp trong 24 giờ sau truyền rtPA.
  • Trì hoãn đặt ống thông dạ dày, ống thông dẫn lưu bàng quang hay ống thông động mạch trong khi truyền thuốc.
  • Tiến hành chụp lại cắt lớp vi tính sau 24 giờ, nếu không thấy hiện tượng chảy máu não thì sau đó có thể sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp bằng rtPA truyền tĩnh mạch được áp dụng phổ biến hơn tiêm động mạch. Do kỹ thuật tiêu huyết khối qua đường động mạch rất phức tạp, chỉ giới hạn ở một số ít cơ sở chuyên khoa và chưa có quy trình thực hiện thống nhất.

Xem thêm: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhồi máu não

2. Phương pháp điều trị nhồi máu não bằng can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật

Can thiệp nội mạch bằng dụng cụ cơ học

Phương pháp can thiệp nội mạch bằng dụng cụ cơ học là cách tái thông mạch máu lớn hiệu quả với cửa sổ điều trị lên đến 8 giờ (đối với hệ tuần hoàn bên) hoặc 12 giờ (đối với hệ tuần hoàn sau) kể từ lúc triệu chứng nhồi máu não khởi phát. Theo đó, cục máu đông được kéo ra khỏi cơ thể để tái thông dòng chảy bằng một số thiết bị chuyên biệt như:

  • Dụng cụ tái thông dòng chảy và kéo huyết khối: Stent Solitaire
  • Hệ thống hút huyết khối: Penumbra
  • Dụng cụ kéo huyết khối: Merci

Cách điều trị nhồi máu não này có thể bổ sung cho những hạn chế của thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch như khắc phục hiện tượng chảy máu não hoặc xuất huyết ngoại sọ, giảm nguy cơ tái tắc mạch sau điều trị, thay thế khi liệu pháp tiêu sợi huyết thất bại. Tuy nhiên, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học vẫn đang trong quá trình cập nhật điều trị và chưa được áp dụng thường quy.

Phẫu thuật mở sọ

Phẫu thuật là phương pháp không được khuyến khích trong điều trị nhồi máu não cấp. Chỉ một số ít trường hợp cần can thiệp ngoại khoa khi bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hoặc nhồi máu não diện rộng kèm theo phù não ác tính mà việc điều trị nội khoa không thể đáp ứng được, khi đó phẫu thuật mở sọ là cách hữu hiệu nhất.

Với phương pháp phẫu thuật mở sọ giảm áp, bệnh nhân sẽ được mổ lấy bỏ đi một phần xương sọ đủ lớn để khu vực não bị phù nề có không gian thoát ra ngoài, giải ép và giảm áp lực bên trong sọ, khôi phục tưới máu não trở lại, từ đó giảm diện tích vùng tổn thương. Phần xương sọ lấy ra sẽ được bảo quản tại ngân hàng mô, nếu tình trạng bệnh nhân cho phép thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đặt lại bản xương sọ sau 1 – 3 tháng.

Xem thêm: Di chứng quái ác của nhồi máu não để lại là như thế nào?

3. Phương pháp điều trị nhồi máu não bằng chăm sóc giảm nhẹ

Đây là phương pháp quan trọng trong điều trị nhồi máu não nhằm giải quyết các nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của bệnh nhân đang mắc phải di chứng hay thương tật nặng sau tai biến mạch máu não.

Chăm sóc dinh dưỡng

Người bệnh nhồi máu não cần được chăm sóc bằng thực đơn cân đối giữa các nhóm chất béo – đường bột – đạm nhằm giúp điều trị và ngăn ngừa tái phát tai biến, đột quỵ. Trong đó, chất béo và chất đường bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, còn đạm là chất cần thiết trong quá trình sửa chữa các tế bào và một lượng lớn protein sẽ hao hụt đi trong các phản ứng viêm nên cần ưu tiên bổ sung.

Người bệnh được khuyến khích ăn các thực phẩm có nguồn gốc đạm từ thực vật (như đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành, sữa gạo) và đạm động vật (như cá biển, thịt nạc, trứng, sữa tươi tách béo). Bên cạnh đó, sử dụng chất béo thực vật (như dầu mè, dầu phộng, dầu hướng hướng, dầu hạt bơ,…) tốt hơn là chất béo động vật (như mỡ, nội tạng động vật); ăn vừa đủ lượng tinh bột có trong cơm, bánh mì, các loại khoai củ,…

Ngoài ra, vitamin và khoáng chất là các nguồn dinh dưỡng nên tăng cường nhất trong quá trình điều trị đột quỵ nhồi máu não. Nhóm dưỡng chất này rất dồi dào trong các loại rau củ quả (cải bó xôi, súp lơ, bắp cải, cải cúc, cà chua, bí đỏ, cà rốt,…) và trái cây tươi (như cam, quýt, chuối, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…).

Chăm sóc vệ sinh

Lăn trở tư thế cho bệnh nhân nằm liệt từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông tự nhiên, tránh lở loét tỳ đè. Kết hợp xoa bóp rượu hoặc phấn rôm lên vùng lưng, mông, bả vai, gót chân, khuỷu tay,… để giữ da khô ráo sạch sẽ.

Đánh răng hoặc súc nước muối ấm sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng lợi và khoang miệng. Tắm rửa hằng ngày, gội đầu từ 2 – 3 lần trong tuần, dùng nước ấm từ 37 – 45 độ để vệ sinh thân thể trong vòng 5 – 7 phút.

Đóng bỉm và sử dụng thêm đệm lót chống tràn cho bệnh nhân nằm liệt và mất tự chủ đại tiểu tiện. Thường xuyên thay tã và vệ sinh vùng nhạy cảm để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Giặt giũ và phơi khô vật dụng trên giường nằm của người bệnh. Luôn vệ sinh lau dọn phòng ngủ sạch sẽ, khô thoáng và đặt giường ở vị trí dễ quan sát.

Chăm sóc tâm lý

Người thân trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc và động viên tinh thần người bệnh trong suốt thời gian điều trị phục hồi nhồi máu não. Giúp người bệnh gợi nhắc và thực hành lại các kỹ năng cơ bản như tự ăn uống, thay quần áo, rửa mặt, đánh răng, đi đại tiểu tiện, dùng xe lăn,… để họ dần tự lập hơn trong cuộc sống.

Tạo môi trường và không gian cho người bệnh gặp gỡ, giao lưu với những người xung quanh. Để họ tham gia sinh hoạt trong những câu lạc bộ người cao tuổi, trung tâm phục hồi chức năng, hoặc tập đi bộ ngoài công viên, đi chơi dã ngoại cùng gia đình,… nhằm để người bệnh có thêm niềm vui sống và kiên trì điều trị bệnh nhồi máu não.

4. Cách điều trị nhồi máu não bằng thuốc An Cung Trúc Hoàn

Ngoài những cách xử trí nhồi máu não như trên, các bác có thể cân nhắc và hoàn thiện một phác đồ điều trị toàn diện bằng thuốc Đông y gia truyền An Cung Trúc Hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh và gia đình cần duy trì song song các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ và kết hợp tập luyện phục hồi chức năng nhằm đẩy nhanh khả năng “ngấm” thuốc trong cơ thể.

Được biệt chế từ 06 thành phần tự nhiên là Cây Ô Rô, Sỏi Mật Bò, Trúc Hoàng, Đảng Sâm, Địa Long, Nấm Linh Xanh có tính dược cao trong việc làm mát huyết, chữa lành nội thương và trúng phong ngất xỉu, kháng khuẩn, chống khối u, phá huyết khối, đào thải chất độc, bồi dưỡng tinh thần lẫn thể trạng đang suy kiệt,…

Trên cơ sở đó, An Cung Trúc Hoàn tác động trực diện vào từng căn nguyên gây đột quỵ nhồi máu não để điều trị, cải thiện chúng như đánh tan cục máu đông, giãn nở mạch, thông sạch lòng mạch, tái tạo tế bào hồng cầu huyết, tăng sức đề kháng cơ thể.

Mọi thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị đột quỵ nhồi máu não phù hợp nhất hiện nay, các bác đừng quên liên hệ đến số máy 0901.70.55.66 để được lương y Nguyễn Qúy Thanh tận tình giải đáp.