Vợ chồng ông Chanh và bà Tị

Câu chuyện kỳ lạ và cảm động xảy ra tại làng Ngái, thôn Vô Ngại, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông Phạm Văn Chánh (Thượng sỹ quân đội, số điện thoại 0386 551 584; tên thường gọi ở nhà là Chanh) đã kể lại hành trình kỳ lạ cứu vợ mình khỏi tai biến…

Vừa đến đầu làng Ngái, chúng tôi dừng xe hỏi thăm gia đình ông Phạm Văn Chanh và vợ là bà Bùi Thị Tị thì ngay lập tức được chỉ đường: “Có phải các anh hỏi nhà bà Tị bị tai biến vừa khỏi đúng không? Nhiều người tìm đến nhà bà Tị để hỏi cách chữa tai biến lắm…”.

Đường làng nhỏ, quanh co, nhà cửa san sát. Đi thêm chừng vài phút, chúng tôi đã tới nơi.

Ngôi nhà nhỏ giản dị, có giàn bầu, luống rau,… khá mát mắt, là nơi vợ chồng ông Phạm Văn Chanh và bà Bùi Thị Tị sinh sống từ nhiều năm nay.

Ông bà có 4 người con, 3 trai 1 gái. Người con cả của ông bà đã 70 tuổi, hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Những người con khác cũng mỗi người một nơi. Cùng làng, chỉ có gia đình vợ chồng người cháu đích tôn của ông bà.

Hai ông bà vì thế mà ở riêng, không sống cùng con nào. Tuổi già, gắn bó với nhau gần 1 thế kỷ, nên khi bà bị tai biến, sức khoẻ yếu ớt, tính mạng như mành treo chuông, ông không khỏi lo lắng buồn rầu.

Đột nhiên tai biến, lết ra đường kêu cứu…

Theo lời ông Chanh kể, tháng 6 năm 2018, bà Bùi Thị Tị lên chơi với người con trai thứ 2 là anh Phạm Văn Đức, ở tận huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đột nhiên 2 tháng sau, bà thấy máu tăng xông, tay phải, chân phải run bần bật, đi không vững. Căn bệnh huyết áp cao bất ngờ xuất hiện của tuổi già đã gây tai biến não khiến bà lịm đi.

Anh Đức đưa bà đi bệnh viện huyện. Uống đủ các loại thuốc, từ thuốc của viện đến thuốc của các thầy lang người dân tộc nhưng bệnh tình của bà Tị không hề thuyên giảm. Sợ bố ở nhà lo lắng, nên anh Đức giấu nhẹm việc bà Tị đi viện.

Lúc này, ông Chanh đang bị ốm, ông muốn bà về chăm sóc mình. Anh Phạm Văn Đức không dám trái lời cha, lập tức đưa mẹ về quê. Gặp bà, ông mới tá hoả tam tinh vì bà Tị còn ốm nặng hơn cả mình. Nói đến đây, ông Chanh cười lớn: “Tôi muốn bà ấy về chăm sóc tôi, ai ngờ bà ấy còn ốm hơn tôi, thành ra tôi lại phải chăm sóc bà ấy”.

Các con của ông, do ở xa lại đang công tác trong cơ quan nhà nước nên cũng chỉ ghé thăm ông bà một vài hôm rồi lại phải về đi làm. Cảnh già neo đơn, nay bà Tị bị ốm, ông Chanh buồn lắm. Cũng may còn có vợ chồng người cháu đích tôn, chạy qua đỡ đần, chăm sóc, chuyện trò nên ông cũng vơi đi phần nào.

Nghĩ bà bị run rẩy chân tay là do bệnh Parkinson, nên gia đình ông đã mua rất nhiều thuốc chữa bệnh Parkinson cho bà. Bà Tị được điều trị ở nhà theo hướng như vậy.

Một buổi sáng, khi đang họp Đảng ở xã, ông nhận được điện thoại của ông Đào Văn Khoa, người em nuôi của ông, ở ngay cạnh nhà, giục ông về gấp.

Về đến nhà, ông mới hay bà Tị bị choáng, xa xẩm mặt mày khi đang nấu cơm, rất may là bà đã cố lết ra đến cổng, ú ớ kêu cứu. Vì thế, mà bà được đưa ra bệnh viện huyện kịp thời.

Sau khi được cấp cứu, bà đã hồi tỉnh nhưng bệnh tình diễn tiến ngày một trầm trọng. Một buổi tối, ông ra viện chăm bà, thấy bệnh tình của bà chuyển biến xấu, bà mê man, yếu ớt, ông vội vàng kêu bác sĩ trực. Ngay lập tức, bệnh viện huyện và gia đình vội vã chuyển bà lên bệnh viện tuyến tỉnh ở Phố Nối ngay trong đêm.

Được các bác sĩ tận tình cứu chữa, bà Tị may mắn tai qua nạn khỏi. Nhưng chứng run chân tay, thì không đỡ, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. Bà còn thấy đầu đau buốt liên miên, không dứt. Miệng thì méo xệch, cứng lại, có những lúc còn không uống được sữa. Rồi mỗi khi đi vệ sinh, ông Chanh và người cháu nội phải vất vả lắm mới dìu được bà, giúp bà làm vệ sinh.

Sau 1 tuần điều trị ở bệnh viện tỉnh, chi phí hết hơn 20 triệu mà bệnh tình của bà Tị không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, Tết đã cận kề, bà Tị tuổi lại cao, sức yếu, bệnh nặng, tiên liệu xấu nên các bác sĩ động viên gia đình cho bà về ăn tết, dặn khi nào bà yếu thì lại cho lên.

Trở về nhà, bà Tị nói không còn rõ nữa, là người sống với bà nhiều năm nhưng ông Chanh không thể hiểu bà nói gì. Bà nằm liệt một chỗ, đi đâu phải có người dìu. Bà ăn ít, sức khoẻ ngày một yếu.

Chứng kiến cảnh nhiều người bị tai biến, phải nằm liệt giường nhiều năm, sinh hoạt rất khổ sở. Càng nghĩ ông càng thương bà, nước mắt của người lính năm xưa trực chảy vào trong.

Gia đình ông bà một đời liêm khiết. Khi còn trẻ, ông là bộ đội chống Pháp. Vốn là người thật thà, lại nhanh nhẹn tháo vát nên ông được tuyển vào ban hậu cần, phục vụ Chính phủ. Sau khi giải ngũ với cấp hàm Thượng sỹ, ông được điều về quê hương, dạy học tại trường cấp 1 xã Ngọc Lâm cho đến khi nghỉ hưu.

Cả đời vất vả mưu sinh nuôi con cái nên kinh tế của ông bà cũng không được khá giả. Biết hoàn cảnh và bệnh tình của mình, bà Tị bảo với chồng và các con là cứ để bà chết, không phải chạy chữa gì cho tốn kém.

Nói thì nói vậy, làm sao có thể đồng ý với bà. Vợ chồng sống với nhau hơn 70 năm trời, nghĩa tình nặng tựa núi Thái Sơn. Chẳng người cha, người chồng nào trong hoàn cảnh đó lại chấp nhận nhìn người mình yêu thương ra đi.

Các con của ông bà, mặc dù kinh tế không mấy khá giả cũng đồng lòng cùng ông, quyết tâm tìm mọi cách cứu chữa cho bà.

Uống An Cung Trúc Hoàn 3 ngày, tác dụng kỳ lạ

Biết tin bà Tị ra viện, ông Phạm Văn Quảng, gọi ông Chanh là chú ruột lên thăm bà. Trong lúc trò chuyện, ông Quảng có giới thiệu về bài thuốc An Cung Trúc Hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh chuyên trị tai biến. Người cháu còn mau mắn mở mạng internet cho ông tìm hiểu.

Ông gạt đi, không cần tìm hiểu: “Anh cho tôi số điện thoại của cô Thanh, tôi đặt thuốc luôn”. Ông gọi điện, đặt liền 4 chai An cung Trúc Hoàn. Ông Chanh cho biết, ông đặt thuốc vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch và 3 ngày sau, lúc 9h tối, nhân viên bưu điện đến giao thuốc cho ông.

Sáng ngày 26 tháng Chạp, ông cho bà uống thìa thuốc đầu tiên. Bà bảo: “Thuốc đi đến đâu, tôi thấy mát đến đó, rất dễ chịu. Đầu có vẻ bớt nhức hơn”. Tuy nhiên, trong 2 ngày, 26 và 27 Tết, bệnh tình của bà chưa có tiến triển gì nhiều.

Bà Tị chuẩn bị bữa trưa

Nhưng điều kỳ lạ đã xảy ra vào đúng ngày 28 Tết!

Bình thường, mỗi khi ăn, người cháu dâu phải bón cho bà. Nhưng trưa hôm đó, ông Chanh và mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy bà tự cầm thìa xúc ăn. Lúc này, tay bà vẫn còn run, cơm bị vãi ra nhà, nhưng như thế đã vượt ra ngoài sự mong đợi của cả nhà. Không nén được cảm xúc, ông vui mừng hét lên: “Đúng là thuốc tiên, đúng là thuốc tiên…”.

Quan sát kỹ, ông thấy miệng bà đã đỡ méo, nói năng đã rõ hơn rất nhiều. Bà cũng bắt đầu tự đi lại được mà không cần có người dìu, tuy vậy, bà vẫn phải dùng nạng vì bà vốn dĩ bị bệnh viêm khớp mãn tính.

Ông không ngờ rằng, thuốc An Cung Trúc Hoàn lại giúp bà bình phục nhanh đến vậy. Ông nhớ lại, biết chuyện các con rục rịch thu xếp về thăm mẹ, ông dặn, từng đứa về một để còn chăm mẹ, chứ về cả, rồi lại đi thì lấy ai chăm.

Tiếp tục cho bà uống An Cung Trúc Hoàn theo sự hướng dẫn của lương y Nguyễn Quý Thanh, sức khoẻ bà Tị hồi phục rõ rệt. Tay đã hết run, bà xúc ăn không còn vãi nữa. Nói năng rất lưu loát và rõ ràng.

Sau 16 ngày uống An cung Trúc Hoàn, bà đã tự đi tắm. Đúng lúc người cháu dâu đến chơi, thấy vậy ông bảo: “Bà mày đang tắm, xuống tắm cho bà đi, con nhé!”. Một lát sau, cô cháu dâu chạy lên: “Bà cài cửa chặt lắm, cháu không vào được ông ạ”. Hai ông cháu nhìn nhau cười lớn.

Tết đến, các con, các cháu của ông bà tề tựu, đoàn viên, bà vui vẻ, cười đùa, trò chuyện với tất cả mọi người trong gia đình.

Biết tin bà bình phục, bà con láng giềng vui mừng đến chúc tết, thăm hỏi rất đông. Con cháu họ hàng của ông bà từ khắp nơi cũng kéo về chúc mừng, chia vui. Ông Chanh mỉm cười thật tươi: “Chưa bao giờ nhà tôi được đón một cái Tết đủ đầy, vui vẻ đến vậy”.

Khỏi tai biến, bà Tị lại trở lại công việc thường ngày

Qua Tết, ông mua thêm 4 lọ An Cung Trúc Hoàn cho bà. Cầm 1 chai An Cung Trúc Hoàn trên tay, ông cho biết, đây là chai thứ 7, còn đang uống dở. Ông kể, uống hết chai thứ 6, bà đã khoẻ mạnh, thậm chí có phần hơn trước. Mọi công việc từ lau nhà, nấu cơm rửa bát, tưới rau đều do một tay bà đảm nhiệm. Thỉnh thoảng, bà còn tự đi bộ ra tận đầu xóm để mua đồ ăn.

Biết bà mới khỏi ốm, ông nhắc bà không được làm, để mọi việc ông lo. Nhưng cái nết tần tảo, chịu thương chịu khó đã thấm đẫm trong huyết mạch, ăn sâu vào tiềm thức, không làm là bà thấy khó chịu.

Lúc đến nơi, chúng tôi thấy bà đang hì hụi nấu nướng, chuẩn bị bữa trưa trong căn bếp nhỏ. Thấy khách đến chơi, bà dừng lại, nhoẻn nụ cười thật tươi thay cho lời chào. Nhìn bà đôn hậu, tươi vui, thật khó mà tin được bà đã từng bị tai biến mạch máu não.

Bà Tị tưới rau

Chi phí điều trị tai biến bằng An Cung Trúc Hoàn rất rẻ

Khi được hỏi, vì sao chưa tìm hiểu gì về An Cung Trúc Hoàn mà ông lại quyết định mua ngay, thậm chí mua tận 4 lọ? Ông chậm rãi: “Thú thật, tôi cũng chẳng biết An Cung Trúc Hoàn có tác dụng cho bà nhà tôi hay không. Nhưng chẳng lẽ cứ để bà ấy như vậy?.

Với lại, hàng xóm có một bà bị tai biến đã lâu, gia đình phải thuê người giúp việc hết 5 triệu đồng/tháng, rồi tiền bỉm, các chi phí khác… Vị chi, cả tháng cũng hết gần 10 triệu đồng, chứ không ít; mà bệnh thì vẫn hoàn bệnh. Vì thế, tôi mua thử ngay cho bà nhà tôi dùng xem sao…”.

Ông Chanh còn phân tích: “Như vậy, chi phí mỗi tháng của bà hàng xóm cũng chỉ bằng 4 lọ An Cung Trúc Hoàn. Uống thuốc còn có cơ hội phục hồi. Còn nếu không chịu uống thuốc, chi phí đã lớn lại không chữa trị bệnh thì hệ lụy ngày càng lớn, gánh nặng cho chính người bệnh và gia đình…”.

Tự in tiểu sử Lương y Nguyễn Quý Thanh khoe khắp xóm

Ông nheo mắt hướng ra cửa, ngoài vườn, bà Tị đang cầm ô doa tưới rau, ông cười hiền từ: “Tôi đội ơn bà Thanh lắm. Bà Thanh sinh năm 1956, cũng bằng tuổi con tôi thôi, nhưng tôi biết ơn bà Thanh lắm. Cuộc đời này, tôi chỉ ước được bắt tay bà Thanh một lần!”.

Như nhớ ra điều gì, ông đứng dậy, lấy một tập in. Ông khoe: “Tôi đã in tiểu sử bà Thanh đây rồi. Tôi mang đi tuyên truyền khắp xóm. Biết ai có bệnh tai biến là tôi mang đến giới thiệu luôn”.

Ông Chanh bên tập in giới thiệu về lương y Nguyễn Quý Thanh

“Tôi chẳng nhớ số điện thoại của ai bao giờ, thế mà chỉ gọi cho bà Thanh 1 lần, tôi đã nhớ như in số điện đó. Như hiểu chúng tôi đang nghĩ gì, ông nói tiếp: “Này nhé 0901.70.55.66”, rồi ông cười lớn.

Làm nghề thầy thuốc, không có gì vui hơn khi thấy bệnh nhân khỏi bệnh, khoẻ mạnh trở lại. Đó cũng là động lực giúp chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến để An Cung Trúc Hoàn có thể cứu chữa được nhiều bệnh nhân tai biến hơn nữa.

Biết chúng tôi chuẩn bị ra về, bà vội vã tìm túi nilon, ông đi tìm thang, ông bà đã hái rất nhiều bầu do chính ông bà tự tay trồng và chăm bón, để tặng cho chúng tôi. Chứng kiến cảnh đó, chúng tôi không khỏi xúc động. Tình người, tình quê thật gần gũi, thân thương!

Ông Chanh và Tị hái bầu tặng cho chúng tôi

Chào từ biệt ông bà, chúng tôi trở về. Ông bà đưa chân tiễn chúng tôi. Rồi bà cứ bịn rịn, đứng ở cổng, nhìn theo chúng tôi đầy quyến luyến. Hình ảnh cụ bà phúc hậu, cụ ông nhanh nhẹn, giàn bầu, luống rau và tình người ấm áp đã theo chúng tôi trên suốt chặng đường về.

Ghi chép của nhà thuốc An Cung Trúc Hoàn