Cách phòng ngừa đột quỵ là gì? Làm thế nào để phòng chống đột quỵ hiệu quả? Cách phòng ngừa đột quỵ không quá khó, áp dụng ngay 5 cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản dưới đây.

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra do lưu thông máu lên não bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn đột ngột. Tình trạng này khiến não bị thiếu oxy, khiến các tế bào não chết dần chỉ sau vài phút.

Xem thêm: Đột quỵ là gì? Những điều cần biết về bệnh đột quỵ

Đột quỵ vốn được biết đến là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì di chứng để lại có thể khiến bệnh nhân bị liệt, sống thực vật hay thậm chí là tử vong. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có cách phòng ngừa đột quỵ. 

1. Kiểm soát và điều trị các bệnh lý là nguyên nhân của đột quỵ

Thông thường, đột quỵ thường xảy ra do các yếu tố bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim, máu nhiễm mỡ, tiểu đường,… Chính vì vậy, kiểm soát và điều trị các bệnh lý là nguyên nhân của đột quỵ là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Xem thêm: Tại sao bị đột quỵ? Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

1.1. Cao huyết áp

Cao huyết áp được coi là một trong những căn bệnh gây đột quỵ hàng đầu. Khi huyết áp của người bệnh duy trì ở mức 115/75 trở lên thì khả năng bị đột quỵ sẽ càng tăng cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch bị yếu do liên tục phải chịu áp lực máu lớn và dễ bị vỡ. Khi vỡ thì dẫn đến đột quỵ do xuất huyết.

Theo thống kê của WHO – tổ chức y tế thế giới, số người bị cao huyết áp đã đạt ngưỡng 1,5 tỉ người. Còn tại Việt Nam, hiện chỉ có 25% người bị cao huyết áp đang được điều trị. Bởi vậy việc thường xuyên đo và kiểm soát huyết áp là rất cần thiết để phòng ngừa tai biến, đột quỵ

Kiểm soát chỉ số huyết áp là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa đột quỵ.

1.2. Bệnh tim

Những người mắc các bệnh về tim mạch cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đột quỵ. Đặc biệt sự rối loạn bất thường về nhịp tim của bệnh rung tâm nhĩ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Sự rối loạn nhịp tim sẽ dẫn hình thành các cục máu đông trong buồng nhĩ. Cục máu đông theo dòng máu đi khắp cơ thể đến não gây tắc nghẽn mạch máu khiến đột quỵ não xảy ra. Đây là nguyên nhân chiếm 5% các ca đột quỵ. Có thể phòng tránh đột quỵ từ nguy cơ bệnh tim mạch bằng cách phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kịp thời.

1.3. Mỡ máu, cholesterol cao và thừa cân

Máu nhiễm mỡ và lượng cholesterol thừa sẽ tích tụ ở thành động mạch làm tắc nghẽn lưu thông máu và dẫn đến đột quỵ. Điều này rất dễ xảy ra ở những người bị thừa cân, béo phì. 

Đối với người trưởng thành, chỉ số cholesterol ở mức dưới 200 được coi là bình thường. Vậy duy trì một lối sống khoa học để đảm bảo các chỉ số cơ thể ở mức bình thường là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất đối với người bị thừa cân, béo phì, máu nhiễm mỡ và cholesterol cao.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng các thuốc Statin để giảm lượng cholesterol là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

1.4. Hẹp động mạch cảnh

Động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não, các mảng xơ vữa hình thành ở thành mạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp động mạch cảnh. Tình trạng này khiến cơn đột quỵ thoáng qua có thể xảy ra và là dấu hiệu báo trước của bệnh động mạch cảnh mà người bệnh không thể chủ quan.

Để phòng ngừa đột quỵ do hẹp động mạch cảnh người bệnh cần phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Còn đối với trường hợp bệnh nặng hơn sẽ tiến hành phẫu thuật lấy đi các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch cảnh. Bên cạnh đó, nong động mạch cảnh và đặt stent cũng là phương pháp điều trị hẹp động mạch cảnh được sử dụng nhiều hiện nay.

1.5. Tiểu đường

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường khiến cơ thể bị thiếu hụt insulin- hormone có tác dụng chuyển hóa đường, các mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cho cơ thể hoạt động. Sự thiếu hụt insulin sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao làm hình thành mảng bám cholesterol, những mảnh xơ vữa này sẽ tích tụ trong động mạch khiến lưu thông máu lên não bị gián đoạn và gây ra tình trạng đột quỵ. 

Nguy cơ bị đột quỵ ở người mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 1,5 lần so với người bình thường nên việc điều trị và thăm khám định kỳ là rất cần thiết để phòng ngừa đột quỵ. Bệnh nhân tiểu đường phải luôn duy trì đường huyết và huyết áp ở mức ổn định bình thường.

Kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả và khoa học.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và chất xơ, hạn chế chất béo, tinh bột, hạn chế chất kích thích như rượu hay cà phê và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là cách phòng chống đột quỵ tốt nhất không chỉ cho các bệnh nhân tiểu đường mà còn cho tất cả mọi người.

Nhưng để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả thì không chỉ cần có vậy. Duy trì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản nhưng lại hay bị bỏ qua.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng chống đột quỵ

Bên cạnh điều trị và kiểm soát các bệnh lý nguy cơ đột quỵ, tai biến, 1 chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp hỗ trợ các biện pháp phòng chống đột quỵ trên hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu khả năng dẫn đến đột quỵ.

2.1. Uống nhiều nước

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nhiều các loại nước chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước ép bưởi sẽ có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Đặc biệt uống nước từ lá trà xanh còn có khả năng giảm 20% nguy cơ mắc đột quỵ. 

2.2. Ăn nhiều chất xơ

Để phòng chống đột quỵ, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mọi người nên bổ sung các loại chất xơ từ thực phẩm có màu xanh sẫm như: súp lơ xanh, rau muống, bí đao,.. trong các bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này cũng có nhiều khoáng chất như Kali và Canxi giúp hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch và thiếu máu não làm giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ với nhóm đối tượng này.

Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây là cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản.

2.3. Giảm muối

Ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: cao huyết áp, bệnh tim mạch,.. đều là những bệnh lý nền dễ dẫn đến đột quỵ. Theo WHO, ăn mặn là nguyên nhân khiến 62% các ca đột quỵ.

Mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người ngày, tương đương với 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày. Nấu ăn thanh đạm, nhạt hơn để phòng chống đột quỵ.

2.4. Hạn chế chất béo

Việc dung nạp quá nhiều chất béo xấu (chất béo bão hòa) dễ sản sinh ra cholesterol xấu làm tăng nguy có gây đột quỵ. Vậy nên cần phải lựa chọn thực phẩm có chất béo tốt (chất béo không bão hòa) như: dầu thực vật, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt,…

Xem thêm: Ăn gì phòng ngừa đột quỵ hiệu quả?

3. Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ

Bên cạnh chế độ ăn uống thì lối sống sinh hoạt cũng là 1 trong các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ. Lạm dụng bia rượu, chất kích thích hay thường xuyên bị stress cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, để phòng ngừa tai biến, hãy thực hiện ngay các biện pháp dưới đây nhé!

3.1. Cai thuốc lá

Những người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi người bình thường, người hít phải khói thuốc thường xuyên cũng dễ bị đột quỵ hơn. Chất nicotine có trong khói thuốc khiến thành mạch máu bị bị tổn thưởng, đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch khiến tim hoạt động nhiều hơn dẫn đến tăng huyết áp. Vậy nên hãy dừng việc hút thuốc ngay hôm nay để phòng ngừa đột quỵ

3.2. Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga

Nhóm đồ uống này còn gây rối loạn hệ thần kinh và não bộ, tăng áp lực cho máu không lưu thông bình thường tới các bộ phận trên cơ thể. Các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê phải hạn chế vì nó có khả năng tăng nguy cơ gây đột quỵ lên 50% do thành phần của các loại nước này có thể làm hỏng lớp niêm mạc của động mạch và tĩnh mạch (theo nghiên cứu thuộc đại học Texas).

Ngoài ra, sử dụng nước ngọt, rượu bia quá mức cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì,…khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

3.3. Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp

Người béo phì dễ có nguy cơ bị đột quỵ nên duy trì chỉ số BMI ở mức 18,5 đến 25 sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn. Vì béo phì là do lười vận động và tích tụ nhiều chất béo nên hàm lượng cholesterol thường cao và hình thành các mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ. Người béo phì cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về huyết áp – một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao gây đột quỵ.

3.4. Tập thể dục

Để phòng tránh đột quỵ, mỗi người nên tập thể dục với cường độ mạnh ít nhất 4 lần/tuần. Tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ bị đông máu phòng chống đột quỵ.

Vận động hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

3.5. Không nên tắm quá muộn

Tắm khuya cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ mà nhiều người không để ý, đặc biệt là các bạn trẻ thường có thói quen sinh hoạt muộn và chủ quan với sức khoẻ. Tắm đêm bằng nước lạnh hoặc quá nóng đều dễ gây sốc nhiệt, làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,… từ đó dẫn đến đột quỵ.

Xem thêm: Tại sao tắm đêm đột quỵ? Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ

3.6. Giải toả áp lực

Nghiên cứu trên Livescience, căng thẳng mệt mỏi chiếm 10% các ca đột quỵ ở nam giới. Vậy nên việc duy trì một cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ là yếu tố quan trọng giúp phòng tránh đột quỵ. 

4. Khám sức khỏe định kỳ – Cách phòng chống đột quỵ chủ động

Nguy cơ đột quỵ luôn tiềm ẩn âm thầm ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình khỏe mạnh. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện các bệnh có nguy cơ gây đột quỵ như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp từ giai đoạn khởi phát. Từ đó sẽ có kế hoạch chữa trị kịp thời để tiết kiệm thời gian, chi phí và giúp bạn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh phòng ngừa đột quỵ.

Ngoài ra, nhóm nguy cơ gây đột quỵ do yếu tố di truyền như độ tuổi, giới tính, sắc tộc, lịch sử gia đình,… là những nguyên nhân gây đột quỵ không thể chủ động phòng tránh bằng cách phương pháp điều trị  thường. Vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt trong gia đình đã có người bị đột quỵ, tai biến thì cần thường xuyên khám sức khoẻ để phát hiện các dấu hiệu đột quỵ sớm trước khi xảy ra đột quỵ thực sự.

Xem thêm: Cảnh báo 10 triệu chứng, dấu hiệu đột quỵ bạn không nên bỏ qua

Thường xuyên thăm khám sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ cũng là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

5. Phòng ngừa đột quỵ hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc chống đột quỵ

Cách để phòng ngừa bằng thuốc chống đột quỵ thường được áp dụng với những người đã có các bệnh lý nền dễ gây đột quỵ. Dưới đây là một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng để phòng chống đột quỵ hiệu quả.

5.1. Thuốc chống đông máu

Warfarin (Coumadin, Jantoven) là loại thuốc được dùng chính hiện nay giúp ngăn chặn sự phát triển của các cục máu đông cũ và chống hình thành những cục máu đông mới. Người mắc bệnh lý tim rung tâm nhĩ sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này và những người đã bị đột quỵ để phòng chống đột đột quỵ tái phát.

Thuốc chống tiểu cầu phổ biến nhất là Acetylsalicylic (ASA) hay còn gọi là Aspirin, ngoài ra còn có những loại khác như: Clopidogrel, Dipyridamole và Ticlopidine. Các loại thuốc này sẽ ngăn ngừa tiểu cầu kết dính với nhau, giúp làm loãng máu để chặn đứng việc hình thành các cục máu đông. Bệnh nhân mắc chứng bệnh tim và xơ vữa động mạch sẽ được kê các loại thuốc này để chống hình thành cục máu đông phòng chống đột quỵ.

5.2. Thuốc hạ Cholesterol

Statin giúp làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tắc mạch máu gây đột quỵ. Các loại thuốc có thể kể đến trong nhóm thuốc này là: 

  • Atorvastatin (Lipitor)
  • Simvastatin (Zocor)
  • Fluvastatin (Lescol)
  • Pitavastatin (Livalo)
  • Lovastatin (Altoprev)
  • Pravastatin (Pravachol)
  • Rosuvastatin

Các loại thuốc giúp điều trị các bệnh lý nền là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống động kinh.

Xem thêm: Top 20 thuốc chống đột quỵ, thuốc trị đột quỵ an toàn, hiệu quả

Lưu ý: Các thuốc phòng chống đột quỵ Tây y cần có chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về tự điều trị cho mình hoặc người thân.

Bên cạnh các loại thuốc tây thì việc sử dụng những loại thuốc có thành phần thảo dược thiên nhiên cũng là một cách phòng ngừa đột quỵ được các chuyên gia khuyên dùng.

5.3. Thuốc chống đột quỵ An Cung Trúc Hoàn

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc ngừa đột quỵ, điều trị và phục hồi chức năng sau đột quỵ hữu hiệu, được Lương y Nguyễn Quý Thanh kế thừa và phát triển từ bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý, các thái y triều Lê.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc quý điều trị bệnh đột quỵ được hàng nghìn bệnh nhân cả nước tin dùng.

Công dụng của An Cung Trúc Hoàn:

Theo số liệu nghiên cứu lâm sàng từ năm 1997 với trên 1.000 người thiếu máu não, nhũn não, vỡ mạch não, dùng An Cung Trúc Hoàn sau 7 – 10 ngày đều cho thấy cải thiện rõ rệt trong vấn đề phòng chống và điều trị tai biến.

Thuốc đã được Sở Y Tế Thái Nguyên, BỘ Y TẾ cấp giấy phép theo số thứ tự 44/SYT theo quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 03/06/2015 cho lưu hành tại Trung Tâm Phát Triển Y Học Cổ Truyền Việt Thanh.

Tác dụng phòng chống đột quỵ:

  • Điều hoà và ổn định huyết áp: Giúp khí huyết lưu thông nhịp nhàng, tránh áp lực máu lên thành mạch tăng cao, gây vỡ động mạch và dẫn đến đột quỵ.
  • Giãn nở mạch máu: Giúp động mạch thông thoáng, khí huyết lưu thông.
  • Giảm cholesterol trong máu, thông sạch lòng máu não: Làm giảm nguy cơ tắc mạch máu não do cholesterol tăng cao, làm xơ vữa động mạch, gây nghẽn dòng chảy của máu lên não.
  • Tăng cường sức bền thành mạch: Khi thành mạch có sức bền cao, đàn hồi tốt sẽ giảm khả năng bị vỡ hoặc tổn thương khi áp lực máu va đập vào thành mạch tăng cao. Từ đó ngăn chặn và phòng chống đột quỵ.

An Cung Trúc Hoàn có giá thành hợp lý hơn các loại thuốc nhập khẩu từ nước ngoài và Tây Y trong nước mà hiệu quả mang lại rất khả quan. Hơn thế, thuốc được sản xuất và phân phối trực tiếp không qua trung gian nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua hàng.

Trên đây là các cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả và 1 số cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà như duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, điều này đã làm giảm đáng kể nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Còn nếu bạn đang mắc các bệnh lý nền thì cần điều trị sớm để không dẫn đến hậu quả trước khi quá muộn. Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về cách phòng chống đột quỵ hiệu quả, đừng ngại gọi ngay đến đường dây nóng: 090.170.5566 để được Lương Y Nguyễn Quý Thanh, người đã chữa khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân đột quỵ, tai biến, giải đáp kỹ càng.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não ai cũng cần nên tìm hiểu