Sử dụng thuốc trị tai biến là phương pháp đề phòng và cải thiện các triệu chứng giúp bệnh nhân giảm tỷ lệ tử vong. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như chia sẻ một số loại thuốc chữa tai biến hiệu quả kèm cách dùng chi tiết.

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Trước hết, bạn cần nắm được bệnh tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng có thể xảy ra để phát hiện và sử dụng các biện pháp sơ cứu hoặc dùng thuốc trị tai biến kịp thời.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não là gì?

Theo tổ chức y tế Thế giới WHO, tai biến mạch máu não là tình trạng não xuất hiện những thiếu sót chức năng thần kinh một cách đột ngột. Cơ thể người bệnh lúc này thường xảy ra các triệu chứng khu trú nhiều hơn lan tỏa. Nếu thiếu sót kéo dài tồn tại hơn 24h hoặc bệnh nhân sẽ tử vong trong 24h.

Mặt khác, tai biến mạch máu não còn được mô tả là tình trạng mất đột ngột một lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ làm giảm, mất chức năng não. Đây là nguyên nhân gây liệt, mất cảm giác, mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê và có khả năng tử vong.

2. Các triệu chứng và nguyên nhân tai biến

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ khi xảy đến đột ngột thường có những biểu hiện khá rõ ràng. Vì vậy, người nhà có bệnh nhân từng bị tai biến hoặc mắc những bệnh lý có nguy cơ tai biến cao như: Ttim mạch, tiểu đường, huyết áp, stress,…cần lưu ý đến các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

2.1. Những triệu chứng tai biến (đột quỵ) là gì?

Người bị tai biến có những dấu hiệu gì?

Người bị tai biến có những dấu hiệu gì?

Khi cơn đột quỵ chuẩn bị xuất hiện, người bệnh sẽ có một số triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Về tay chân, đột ngột bị tê bì hoặc có cảm giác yếu đi, khó cử động, đặc biệt ở một nửa cơ thể. Một số người rối loạn việc đi đứng và bị choáng váng.
  • Quan sát trên khuôn mặt, một bên bị sụp mí, méo miệng và khó nói, thậm chí không thể diễn đạt được.
  • Về chức năng thần kinh, đột ngột lú lẫn, không hiểu lời nói, rối loạn ngôn ngữ, có khả năng mất thăng bằng và không thể phối hợp các động tác linh hoạt.
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu kèm hoa mắt, chóng mặt bất chợt.

Người nhà cần chú ý, trong vòng 3 – 4.5h bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay lập tức và tiến hành sơ cứu tạm thời để đảm bảo sự an toàn tính mạng.

2.2. Nguyên nhân do đâu bị đột quỵ máu não?

Tai biến hay đột quỵ máu não xảy ra do mạch máu não bên trong bị tổn thương dẫn đến mất chức năng quan trọng, không phải do chấn thương từ bên ngoài. Các bạn cần phân biệt tình trạng này với chảy máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, tổn thương não do chấn thương, tai nạn gây nên.

Dựa vào lý thuyết, ta có thể chia nguyên nhân thành 2 dạng kèm nhóm thuốc thường được chỉ định như sau:

2.2.1. Tai biến do vỡ động mạch não

Tình trạng này xảy ra có thể do huyết áp tăng cao hoặc do mạch máu bị dị dạng bẩm sinh. Đây là 2 nguyên nhân thường gặp và còn 1 số trường hợp khác cần bác sĩ xác định khi thăm khám.

2.2.2. Tai biến do nhồi máu não, tắc nghẽn mạch máu

Nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch máu não, mắc các bệnh lý liên quan như rối loạn đông cầm máu. Các bệnh này đều tăng số lượng cục máu đông, mảng xơ vữa làm cản trở dòng máu chảy và dẫn đến tai biến.

3. Các loại thuốc trị tai biến và phương pháp thay thế hiệu quả

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đột quỵ thường hoạt động theo những cách khác nhau. Một số loại thuốc đột quỵ có thể phá vỡ cục máu đông hiện có. Những loại khác giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong mạch máu. Một số lại có tác dụng điều chỉnh huyết áp cao và mức cholesterol để giúp ngăn ngừa tắc nghẽn dòng máu.

Tóm lại, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị sau tai biến tùy thuộc vào nguyên nhân kể trên nhằm ngăn ngừa nguy cơ bộc phát cơn đột quỵ thứ 2 khi bạn đã từng mắc phải. Những loại thuốc dưới đây được đánh giá là hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến trong điều trị tai biến nhẹ:

3.1. Thuốc trị tai biến do thiếu máu cục bộ

Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ thường do có máu đông chặn dòng chảy của máu cũng như oxy đi nuôi các tế bào não nên cần can thiệp phá vỡ hoặc loại bỏ chúng. Một số loại thuốc và phương pháp được sử dụng là:

Tai biến do thiếu máu cục bộ

Tai biến do thiếu máu cục bộ

3.1.1. Thuốc tan máu đông – Thrombolysis

Thrombolysis thường được sử dụng như 1 phương pháp điều trị khẩn cấp để làm tan cục máu đông hình thành trong các mạch máu – nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ – và trong các động mạch phổi (thuyên tắc phổi cấp tính).

Nếu cục máu đông được xác định nguy hiểm đến tính mạng, thì Thrombolysis nên được dùng càng sớm càng tốt, lý tưởng là trong vòng 1- 2h sau khi xuất hiện các triệu chứng của cơn đau tim, đột quỵ hoặc thuyên tắc phổi ( một lần chẩn đoán đã được thực hiện).

3.1.2. Thuốc kích hoạt plasminogen mô người (tPA)

Thuốc kích hoạt plasminogen mô (tPA) là loại thuốc đột quỵ duy nhất thực sự phá vỡ cục máu đông. Nó được sử dụng như một phương pháp điều trị khẩn cấp phổ biến trong một cơn đột quỵ.

Đối với phương pháp điều trị này, tPA được tiêm vào tĩnh mạch để nó có thể nhanh chóng đi đến cục máu đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp tiêm tPA, đặc biệt là những người có nguy cơ chảy máu não cao vì thuốc có thể khiến tình trạng chảy máu bị lan rộng.

3.1.3. Phương pháp thay thế thuốc trị tai biến: Cắt bỏ huyết khối (Thrombectomy)

Cắt bỏ huyết khối hay còn gọi là phẫu thuật lấy huyết khối nội mạch là phương pháp loại bỏ cục máu đông đối với những bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá và chỉ định phương pháp này nhằm tái tưới máu nhu mô não nếu đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.

Phương pháp phẫu thuật lấy huyết khối nội mạch

Phương pháp phẫu thuật lấy huyết khối nội mạch

Bác sĩ X quang can thiệp sẽ chèn một ống nhựa 3mm (được gọi là vỏ bọc) vào đáy hộp sọ để dẫn đến đến cục máu đông. Huyết khối có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng máy hút chân không để hút ra ngoài, hoặc thiết bị cơ học để phá vỡ, hoặc loại bỏ cục máu đông bằng tia nước muối hoặc sóng siêu âm.

2.4. Thuốc trị tai biến mạch máu não An Cung Trúc Hoàn

An Cung Trúc Hoàn là thuốc Đông Y điều trị tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến và giúp bệnh nhân tránh tái đột quỵ trở lại. Thuốc trị tai biến An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý ở Việt Nam được Lương Y Nguyễn Quý Thanh kế thừa, sáng tạo và phát triển hoàn thiện. 

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não tốt nhất hiện nay.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não tốt nhất hiện nay.

Ưu điểm nổi bật của thuốc trị tai biến An Cung Trúc Hoàn

Thuốc An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có cả 3 công dụng:

  • Thuốc phòng chống đột quỵ, tai biến
  • Thuốc điều trị tai biến mạch máu não
  • Thuốc phục hồi sau tai biến mạch máu não

Cơ chế hoạt động của thuốc trị tai biến mạch máu não An Cung Trúc Hoàn

  • Các hoạt chất có trong thuốc trị tai biến An Cung Trúc Hoàn có tác dụng loại bỏ và là thuốc làm tan cục máu đông trong các mao mạch máu, giảm thiểu tối đa các biến chứng của tai biến cho người bệnh.
  • Tăng cường thúc đẩy máu lưu thông đều khắp các bộ phận giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tái phát tai biến do thiếu máu não gây ra.
  • Ngoài ra thuốc trị tai biến của An Cung Trúc Hoàn còn giúp bệnh nhân bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch sau cơn tai biến và ngăn chặn tai biến đột quỵ quay trở lại.

Bên cạnh các công dụng chữa tai biến mạch máu não, thuốc An Cung Trúc hoàn còn có tác dụng điều trị tận gốc các bệnh lý là nguyên nhân gây ra đột quỵ.

  • An Cung Trúc Hoàn có tác dụng cân bằng ổn định chỉ số huyết áp phòng chống tai biến.
  • Giúp các thành, mao mạch máu co giãn tăng cường dòng chảy của máu trơn tru.
  • An Cung Trúc Hoàn điều hòa giảm cholesterol (mỡ trong máu) ở mức bình thường giúp lòng các mạch máu được thông thoáng hạn chế tắc nghẽn dẫn đến tai biến đột quỵ.
  • Bồi đắp thành mạch tăng sức đàn hồi của các thành mạch.

Đây là sản phẩm Đông Y có thành phần là 100% nguyên liệu thảo dược tự nhiên quý hiếm của Việt Nam như: Sỏi mật bò, Đẳng sâm, Nấm linh chi xanh,… nên đặc biệt an toàn cho người sử dụng và không gây tác dụng phụ.

Lưu ý cần thiết

  • Bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc trị tai biến này không nên ăn thịt chó và đồ ăn cay nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc điều trị tai biến mạch máu não này chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

Giá thành sản phẩm

Một lọ An Cung Trúc Hoàn có giá là 1.5 triệu đồng. Được bán duy nhất tại một địa chỉ 54F Vũ Trọng Phụng Thanh Xuân Hà Nội. Nếu bệnh nhân ở xa, trước khi tới có thể liên hệ trước với Lương Y Nguyễn Quý Thanh theo số 090 170 55 66.

3.1.4. Điều trị dự phòng: Aspirin và các thuốc kháng tiểu cầu (Antiplatelet)

Thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel (Plavix) có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa cục máu đông. Chúng hoạt động bằng cách làm cho các tiểu cầu trong máu khó kết dính với nhau hơn, đây là bước đầu tiên trong quá trình hình thành các cục máu đông. Máu được tạo thành chủ yếu từ:

  • Các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể bạn.
  • Các tế bào bạch cầu, giúp chống nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu, giúp hình thành cục máu đông để ngăn chảy máu quá nhiều.

Đôi khi chúng được kê đơn cho những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc đau tim. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn dùng chúng thường xuyên trong một thời gian dài như một biện pháp ngăn ngừa đột quỵ thứ phát hoặc đau tim.

Aspirin chống kết tập tiểu cầu có liên quan đến nguy cơ chảy máu cao. Do đó, liệu pháp aspirin không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất cho những người không có tiền sử mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (ví dụ: đột quỵ và đau tim). Vì vậy, Aspirin chỉ nên dùng để phòng ngừa ban đầu bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch ở những người:

  • Có nguy cơ cao bị đột quỵ, đau tim.
  • Các loại bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch khác cũng có nguy cơ chảy máu thấp.

3.2. Thuốc điều trị tai biến do vỡ động mạch não

Tình trạng đột quỵ do vỡ động mạch não thường xảy ra do tăng huyết áp khiến các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào xung quanh não. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê toa để ngăn ngừa tình trạng này cùng các nguyên nhân liên quan.

Thuốc điều trị tai biến do vỡ động mạch não

Thuốc điều trị tai biến do vỡ động mạch não

3.2.1. Thuốc chống đông máu (Anticoagulants)

Thuốc chống đông máu là thuốc giữ cho máu không bị đông lại dễ dàng và duy trì ở trạng thái bình thường. Tuy thuốc không có khả năng làm tan cục máu đông nhưng có thể làm chậm sự hình thành & phát triển của chúng.

Thông thường, thuốc chống đông máu được sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ (loại đột quỵ phổ biến nhất) cũng là tai biến do nhồi máu não và đột quỵ thể nhẹ. Warfarin (Coumadin, Jantoven) là một trong số các loại thuốc chống đông máu thường dùng. Nó thường được kê đơn cho những người có van tim nhân tạo hoặc nhịp tim không đều hoặc những người bị đau tim hoặc đột quỵ.

Sự khác biệt giữa thuốc chống đông máu (Anticoagulants) & thuốc chống kết tập tiểu cầu (Antiplatelet) là do cách hoạt động khác nhau. Thuốc kháng tiểu cầu can thiệp vào quá trình tiểu cầu liên kết với nhau. Thuốc chống đông máu, còn được gọi là chất làm loãng máu, can thiệp vào các protein trong máu trong quá trình đông máu.

3.2.2. Thuốc làm giảm mức cholesterol (Statins)

Khi mức cholesterol tăng cao, chúng có thể tích tụ dọc theo thành động mạch và tạo thành các mảng bám lớn. Khi sử dụng statins, thuốc sẽ ngăn chặn HMG-CoA reductase – một loại enzyme mà cơ thể cần để tạo ra cholesterol để giảm sự hình thành của nó. Nhờ vậy, những cơn đau tim do động mạch bị tắc hoặc tai biến nhẹ sẽ được giảm thiểu đáng kể. Statins thường được chỉ định dùng trong các loại thuốc điều trị sau tai biến để cải thiện các di chứng.

3.2.3. Thuốc hạ huyết áp

Vì xuất huyết não có thể do huyết áp tăng cao nên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ áp để làm giảm chỉ số, ngăn ngừa vỡ mảng xơ vữa. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc chẹn beta (ức chế beta)
  • Thuốc chẹn kênh canxi (đối kháng canxi)

Qua bài viết này, người nhà cũng như bệnh nhân đã nắm được thông tin về các loại thuốc trị tai biến thường được kê đơn trong từng trường hợp. Dù vậy, khi mắc bệnh, chớ nên tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp ích cho các bạn!

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn: An Cung Trúc Hoàn