Bài tập chống đột quỵ có tác dụng gì? Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến như thế nào? Cách thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau tai biến đúng cách? Bài tập phục hồi cho người sau tai biến có hiệu quả không?

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ gây tử vong cao (50% trên tổng số ca tai biến tử vong hằng năm ở Việt Nam). Bệnh nhân tai biến nếu được cấp cứu kịp thời đa phần đều phải chịu ảnh hưởng của di chứng sau tai biến để lại.

Xem thêm: Cách sơ cứu người bị tai biến chuẩn nhất

Các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến có vai trò hồi phục biến chứng cần thiết và quan trọng.

1. Lợi ích của các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến

Tai biến, đột quỵ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tê yếu các chi nếu nhẹ, liệt nửa người, mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn, nói ngọng,… Chính vì vậy các bài tập chống đột quỵ có tác dụng cải thiện và hồi phục chức năng sau tai biến hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách và kiên trì.

1.1. Cải thiện và hồi phục chức năng sau tai biến

Theo thống kê cho thấy 15-25% bệnh nhân tai biến bị suy giảm chức năng vận động tay chân hoàn toàn. 20-25% người bệnh cần sự trợ giúp của người nhà để vận động cơ thể và 20-30% bệnh nhân tai biến có thể tự đi lại. Và số còn lại chiếm 20% có thể tự đi lại trong một năm.

Qua đây có thể thấy tai biến để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm chức năng vận động, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức,… các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân tai biến hồi phục và cải thiện các biến chứng của bệnh để lại.

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não và các cách hỗ trợ phục hồi

Tập vật lý trị liệu giúp tăng khả năng vận động cho người bị tai biến

1.2. Duy trì cơ lực, tái tạo chức năng cơ bắp cho người bị tai biến

Đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não thường sẽ bị yếu một bộ phận trên cơ thể có thể là tay hoặc chân. Chính vì thế các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp phần cơ thể bị yếu liệt được vận động để duy trì và phục hồi cơ lực, nếu không thường xuyên tập luyện thì phần bộ phận đó dễ bị cứng khớp và dẫn đến liệt hoàn toàn.

Ngoài ra các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến còn tác động đến các dây thần kinh giúp hồi phục và tái tạo chức năng cơ bắp tăng khả năng vận động cho người bị tai biến mạch máu não.`

1.3. Điều hòa và tăng cường lưu thông khí huyết

Trong Đông Y có chỉ ra để khí huyết trong cơ thể được lưu thông ổn định thì yếu tố chính là phải vận động. Chính vì vậy tập vận động cơ thể qua các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến là rất cần thiết để tăng khả năng vận động ngăn ngừa hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn dòng chảy của máu khiến tai biến tái phát trở lại.

1.4. Hạn chế một số tổn thương ngoài da, bệnh trầm cảm cho người bị tai biến

Nếu bệnh nhân tai biến bị liệt nằm lâu ngày không vận động và tập luyện sẽ hình thành các vết loét và nhiễm trùng da. Đây là biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và gây ra những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm,…

Chính vì thế các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến hỗ trợ điều trị liệt nửa người và giúp người bệnh được thư giãn và thả lỏng cơ thể hiệu quả.

Xem thêm: Cách chăm sóc cho bệnh nhân tai biến đúng cách

2. Các bài tập chống đột quỵ cho người bị tai biến

Để các bài tập chống đột quỵ phát huy tác dụng tốt nhất cần xác định chính xác trạng thái của bệnh nhân tai biến (người bị tai biến chưa thể cử động được – giai đoạn 1 và người bệnh có thể vận động được nhưng yếu – giai đoạn 2) để áp dụng đúng kỹ thuật.

2.1. Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến chưa thể tự cử động

Bài 1: Tập lăn cơ thể

Đặt người bệnh nằm ngửa cho tập lăn nghiêng nhẹ nhàng sang hai bên. Khi thực hiện để người bệnh lăn nghiêng sang bên cơ thể bị yếu liệt rồi lại di chuyển lăn sang vị trí ngược lại.

Bài 2: Cử động vai và tay

Để người bị tai biến ở vị trí nằm ngửa, người trợ giúp tập vật lý trị liệu giúp tay người bệnh đan xen vào nhau, đưa hai tay lên trước mặt và kéo lên trên đầu, sau đó cho kéo về phía hai chân. Với bài tập này giúp người bị tai biến kéo tay càng xa càng có lợi.

Cần thực hiện đúng tư thế để giảm hiện tượng co cứng các khớp cho bệnh nhân tai biến 

Bài 3: Dồn trọng lượng lên phần chi (tay hoặc chân) bị liệt

Với bài tập này bệnh nhân vẫn nằm ở tư thế nằm ngửa, chống hai chân, người hỗ trợ điều trị giúp người bệnh giữ cố định bên chi bị liệt để không bị đổ tự do. Để cho bệnh nhân tự nhấc phần chi không bị liệt lên nhằm mục đích dồn trọng lượng vào phía phần tay hoặc chân còn lại bị yếu liệt.

Bài 4: Bệnh nhân tự nhấc mông lên khỏi giường

Ở bài tập phục hồi sau tai biến này bệnh nhân vẫn nằm ngửa và chống hai chân lên, hai đầu gối gập với sự giúp đỡ của người hỗ trợ điều trị (giữ bên chân bị liệt không bị đổ) hai bên hông được giữ và bệnh nhân từ từ nhấc mông lên không chạm mặt giường rồi hạ xuống.

2.2. Bài tập chống đột quỵ cho bệnh nhân tai biến chưa tự cử động được

Bài 1: Chuyển đổi tư thế

Tập chuyển đổi từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, tập nằm chống tay trên đêm để giúp tăng khả năng cử động cơ bản của người bị tai biến

Bài 2: Tập chống co rút khớp bả vai

Để người bệnh nằm ngửa hai bàn tay đan xen (ngón cái bên tay bị liệt để ngoài ngón cái bên tay vẫn cử động được). Sau đó đưa hai tay phía trước kết hợp kéo người về phía trước để dồn trọng lực vào tay và giúp khớp cổ tay được kéo căng.

2.3. Các bài tập chống đột quỵ cho người tự cử động được nhưng vẫn yếu

Bài 1: Giúp phòng chống cổ tay bị co rút

Người hỗ trợ tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến giúp bệnh nhân đứng lên gần ghế hoặc bàn lại thực hiện đan xen hai bàn tay người bệnh vào nhau và áp lòng bàn tay úp vào mặt ghế hoặc mặt bàn. Dồn trọng lượng vào hai bàn tay cho tới khi cổ tay bệnh nhân thấy cảm giác căng tức thì ngưng và làm lại động tác.

Bài 2: Phòng ngừa khuỷu tay bị co rút

Để người bệnh ngồi thoải mái để khuỷu tay bên bị yếu liệt chống trên mặt phẳng chống tay lên cằm và má để dồn trọng lượng xuống khuỷu tay.

Bài 3: Ngừa co rút các ngón tay cho người bị tai biến

Dùng các ngón tay của hai bàn tay áp sát vào cằm và má để khuỷu tay chống trên mặt phẳng (bàn hoặc ghế) để đỡ vùng cơ thể này và giữ yên trong một khoảng thời gian nhất định khoảng từ 5-10 phút.

Bài 4: Giúp chân người bị tai biến không bị co cứng

Để người bệnh nằm ngửa dùng hai bàn tay kéo đầu gối co vào vùng bụng, rồi tiếp tục kéo hai đầu gối gần về phía ngực và hơi nhấc đầu lên. Trở về vị trí lúc đầu và thao tác lặp lại nhiều lần.

Bài 5: Tập đứng vịn

Bệnh nhân đã cử động được sẽ tập đứng vịn vào chỗ dựa để tập thăng bằng dần dần và dồn trọng lượng lên phần chân bị yếu liệt.

Người hỗ trợ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tai biến đóng vai trò quan trọng.

3. Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não bằng các bài tập vật lý trị liệu là cách phục hồi biến chứng sau tai biến hiệu quả và được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên cần chú ý một số điều sau đây khi tập vật lý trị liệu cho người tai biến dưới đây:

Tuyệt đối không tự vật lý trị liệu theo phương pháp tự nghĩ ra mà cần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia vật lý trị liệu.

Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cần áp dụng đúng cách, đúng kỹ thuật để tránh để lại các biến chứng không mong muốn như: Sai khớp tay, khớp chân, khớp ngón tay, lệch xương,…

Nên thực hiện thường xuyên đều đặn theo liệu trình hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hạn chế ngắt quãng các buổi tập trong quá trình vật lý trị liệu làm giảm hiệu quả phục hồi chức năng sau tai biến.

Trong quá trình tập luyện người hỗ trợ tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến nên tạo không gian vui vẻ, thoải mái, không gây căng thẳng và áp lực cho người bệnh.

Kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu với dùng các thuốc trị tai biến Đông y có nguồn gốc thảo dược nâng hiệu quả chữa bệnh và tăng khả năng hồi phục biến chứng sau tai biến.

Xem thêm: Top các thuốc điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất hiện nay

An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm đông y hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả

Quá trình hồi phục tùy thuộc vào từng cơ địa, thể tạng người bệnh (với những bệnh nhân tai biến ở mức độ nhẹ và trẻ thì khả năng hồi phục nhanh hơn) nên không được nóng vội tập rút ngắn giai đoạn.

Trong quá trình tập ưu tiên tập phần chi (tay, chân) bị yếu liệt hơn. Tuy nhiên bên không liệt vẫn phải được tập luyện, không bỏ qua.

Nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến càng sớm càng tốt. Đối với những trường hợp người bệnh bị liệt càng để lâu càng dễ bị cứng khớp khó hồi phục hoàn toàn.

Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến thì cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc tinh thần, dinh dưỡng và cơ thể cho phù hợp để tăng khả năng hồi phục cho bệnh nhân tai biến đột quỵ.

Nên tập vật lý trị liệu cho người tai biến từ các bài tập cơ bản đến nâng cao.

Nếu người nhà bệnh nhân không tự tin thực hiện vật lý trị liệu tại nhà hiệu quả hãy đưa bệnh nhân đến các trung tâm vật lý trị liệu chuyên sâu.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ cùng với chế độ tập luyện kiên trì và đều đặn là biện pháp giúp hồi phục di chứng tai biến để lại và phòng ngừa tai biến, đột quỵ tái phát hiệu quả.

Ngoài ra để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não và phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả hiện nay nhiều bác sĩ chuyên khoa và người bệnh đã khuyên dùng và lựa chọn các thuốc trị đột quỵ tai biến có nguồn gốc thảo dược, đã được kiểm nghiệm lâm sàng và qua thực tiễn.

Trong đó, sản phẩm Đông y An Cung Trúc Hoàn có công dụng phòng chống, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến và phục hồi chức năng sau đột quỵ  hiệu quả, với thành phần nguyên liệu là 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm, không gây tác dụng phụ được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam.

Nếu bạn còn đang băn khoăn về cách áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến hiệu quả hoặc các vấn đề liên quan đến thuốc trị tai biến, hãy liên hệ đến đường dây nóng: 090.170.5566 để được Lương Y Nguyễn Quý Thanh (người đã cứu hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi tai biến đột quỵ) tư vấn và giải đáp kỹ lưỡng. Thân ái chào tạm biệt!