Đột quỵ là gì? Đâu là nguyên nhân của bệnh đột quỵ? Dấu hiệu nhận biết sớm hiện tượng đột quỵ là như thế nào? Cách sơ cấp cứu, điều trị và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin cần biết về bệnh đột quỵ não cũng như các chỉ dẫn để điều trị và phòng chống đột quỵ hiệu quả.

Bệnh đột quỵ thường có nhiều triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ít biến chứng và nguy hiểm khác, nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh đột quỵ lại đứng top hàng đầu thế giới, cứ mỗi 3 phút lại có một ca tử vong vì căn bệnh này.

Vậy làm thế nào để nhận biết và có những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh đột quỵ? Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây vì bệnh đột quỵ không chừa một ai.

1. Đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ ( tiếng Anh là Stroke) hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương do lượng máu cung cấp cho não trở nên bất thường (đột ngột tăng hoặc giảm) dẫn đến việc lượng oxy đưa lên não bị thiếu trầm trọng.

2. Phân loại bệnh đột quỵ

Có 3 loại đột quỵ chính:

2.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (còn gọi là nhồi máu não)

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm đến 87% trong số các ca bệnh đột quỵ.

Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ phổ biến gồm:

  • Đột quỵ do huyết khối: Các cục máu đông (huyết khối) hình thành trong các động mạch cung cấp máu cho não là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một nguyên nhân khác nữa là khi một cục máu đông hình thành, di chuyển theo dòng máu đến não. Chúng là những thứ cản trở máu lưu thông, làm tắc nghẽn mạch máu gây ra bệnh đột quỵ. Vậy tại sao cục máu đông lại thường hình thành ở bộ phận tim? Câu trả lời là rung tâm nhĩ – một bệnh lý tim mạch khiến nhịp tim không đều dễ hình thành các cục máu đông trong buồng nhĩ. Cục máu đông theo dòng máu đi khắp cơ thể đến não gây tắc nghẽn mạch máu khiến đột quỵ não xảy ra.
  • Đột quỵ tắc mạch xảy ra do việc tích tụ chất béo, hay các mảng bám trong lòng mạch máu gây tắc nghẽn máu lên não từ đó dẫn đến đột quỵ.

2.2. Đột quỵ do xuất huyết não

Xuất huyết não xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ hoặc rò rỉ máu làm tăng áp suất trong hộp sọ khiến não bị sưng, làm hỏng các tế bào và mô não.

Tùy thuộc vào vị trí chảy máu mà đột quỵ xuất huyết được chia làm hai loại:

  • Xuất huyết nội sọ: Mạch máu trong não bị vỡ là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Lạm dụng rượu bia và chất kích thích khiến nguy cơ xuất huyết não tăng cao. Một số trường hợp khác là do dị tật động mạch bẩm sinh làm rò rỉ máu, động mạch có thể bị kéo giãn và vỡ ra khi huyết áp tăng cao dẫn đến xuất huyết não gây ra bệnh đột quỵ.
  • Xuất huyết dưới nhện: Mạch máu trên bề mặt não bị vỡ khiến máu xâm lấn không gian giữa hộp sọ và não và trộn với dịch não tủy. Bệnh nhận khi này sẽ rất đau đớn vì áp lực lên não đột ngột tăng cao.

2.3. Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Cơn thiếu máu não thoáng qua (thường được gọi là TIA) xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não tạm thời bị chặn. Giống như tên gọi, cơn thiếu máu não thoáng qua cũng sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh đột quỵ nhưng có thể biến mất sau vài phút hoặc vài giờ.

TIA thường gây ra bởi các cục máu đông trong mạch máu và cũng là hiện tượng cảnh báo cho một cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra trong tương lai.

Đột quỵ là gì? Các loại phổ biến của bệnh đột quỵ.

Vậy nên đừng chủ quan nếu bạn đã từng có những triệu chứng bệnh đột quỵ được nêu ra trong mục ngay dưới đây.

3. Triệu chứng của bệnh đột quỵ

Để phát hiện và điều trị kịp thời, bạn cần nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, đặc biệt chú ý thời gian các triệu chứng xuất hiện bởi các lựa chọn điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất ngay sau khi đột quỵ não bắt đầu.

Theo thống kê, nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới nhưng tỉ lệ tử vong vì bệnh này ở nữ giới lại cao hơn và hiện tượng đột quỵ cũng có sự khác nhau giữa hai giới tính.

Đối với nữ giới, bệnh đột quỵ thương biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng:

  • Buồn nôn hoặc bị nôn mửa
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau ngày càng tăng nhanh
  • Khó thở hoặc không thở được
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức, chóng mặt đột ngột
  • Co giật
  • Khó khăn đi lại: thường xuyên vấp ngã, khó khăn khi giữ thăng bằng hoặc không thể xác định được phương hướng
  • Hành vi thay đổi đột ngột do khó khăn trong việc điều khiển các bộ phận cơ thể. 

Xem thêm: Nguyên nhân đột quỵ ở phụ nữ và cách phòng chống đột quỵ ở nữ

Các hiện tượng đột quỵ kể trên có thể xảy ra ở cả nam giới nhưng một số triệu chứng dưới đây sẽ xảy ra thường xuyên ở nam giới hơn, bao gồm:

  • Mặt bị lệch hoặc nụ cười bị méo
  • Khó nói, khó hiểu những lời nói xung quanh: đây là dấu hiệu phổ biến ban đầu của bệnh, người bệnh gặp phải sự nhầm lẫn, không chú ý vào lời nói, khó khăn để hiểu lời nói.
  • Mặt, cánh tay hoặc chân có dấu hiệu liệt, tê liệt: cơ thể bị tê đột ngột, mất sức, yếu đặc biệt ở mặt, chân, cánh tay, khó khăn trong điều khiển các bộ phận cơ thể.

Đọc thêm: Cảnh báo các triệu chứng đột quỵ không thể xem thường

Mặt đột nhiên bị lệch là dấu hiệu bệnh đột quỵ dễ thấy nhất.

Một khi bạn đã trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để hiểu bệnh đột quỵ là gì, hiện tượng đột quỵ và những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh dưới đây thì chắc chắn bệnh đột quỵ sẽ không còn là mối lo cho bản thân và gia đình bạn nữa.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ là gì?

Các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân gây đột quỵ não gồm:

  • Tuổi tác: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ, tuy nhiên những người trên 55 tuổi thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Do chức năng sinh lý thuyên giảm và dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như: bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành,..), cao huyết áp, tiểu đường,…Đây đều là những “tiền đề” khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh đột quỵ.
  • Giới tính: Theo thống kê, nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới do 
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người thân từng mắc đột quỵ hoặc các bệnh lý về tim, não thì bạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người khác.
  • Người mắc bệnh cao huyết áp dễ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não
  • Người béo phì, thừa cân: béo phì dẫn đến các bệnh về huyết áp, mỡ máu tăng nguy cơ đột quỵ
  • Các bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch như rung tâm nhĩ, suy tim, rối loạn nhịp tim gây nguy cơ đột quỵ cao.
  • Có tiền sử thiếu máu não thoáng qua
  • Người không hoạt động thể chất, uống rượu bia, hút thuốc lá
  • Người bệnh tiểu đường
  • Các tai nạn gây chấn thương vật lý vùng đầu, như vỡ hộp sọ, chấn thương não.

Chi tiết: Nguyên nhân đột quỵ, hiểu đúng để phòng tránh

Cao huyết áp là 1 trong các bệnh lý thường dẫn đến đột quỵ.

Bên cạnh những tìm hiểu về mặt lý thuyết kể trên về bệnh đột quỵ thì những kiến thức thực tiễn sau đây sẽ rất có ích để bạn có thể sơ cứu cho các bệnh nhân mắc chứng đột quỵ não nhanh chóng và kịp thời.

5. Cách sơ cứu kịp thời bệnh đột quỵ

Khi bị đột quỵ não, cần có một người phát hiện và kịp thời thực hiện các thao tác sơ cứu thích hợp, do bệnh nhân đã mất khả năng tự xử lý. 

Trên thực tế, nhiều người nhầm lẫn các dấu hiệu đột quỵ kể trên với hiện tượng trúng gió nên ngay lập tức xoa dầu, cạo gió hoặc áp dụng các biện pháp dân gian khác. Điều này không những sai lầm mà còn làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Xem thêm: Phân biệt trúng gió và đột quỵ

Điều đúng đắn cần làm ngay khi phát hiện người mắc bệnh đột quỵ não là đưa họ đến ngay các cơ sở y tế  trong thời gian vàng đột quỵ (3 tiếng đầu tiên) để được điều trị chuyên sâu, hạn chế tử vong và di chứng tàn phế về sau.

Ngoài ra, khi phát hiện đột quỵ cần kịp thời làm các thao tác sơ cứu trong khi chờ xe cấp cứu đến:

  • Nhanh chóng đỡ người bệnh nằm xuống, không để họ ngã gây chấn thương hoặc đột tử luôn. 
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng về phía không bị tê liệt, ở nơi thoáng mát.
  • Móc hết đờm, dãi hoặc dị vật (nếu có) để giữ thông thoáng đường thở.
  • Lựa chọn cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện chữa trị, không nên cố gắng đến những bệnh viện quá xa vì thời gian và quãng đường di chuyển có thể làm bệnh tình nặng hơn.
  • Không tự ý bôi, uống bất kỳ loại thuốc nào trong khi chờ cấp cứu đến.

Chi tiết: Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất, hạn chế di chứng

Sơ cứu đột quỵ đúng cách giúp bệnh nhân tăng cơ hội sống sót và hạn chế tối đa các biến chứng sau đột quỵ.

6. Biến chứng của bệnh đột quỵ

Tuy đột quỵ não có thể không gây tử vong nhưng biến chứng mà bệnh đột quỵ để lại cho người bệnh là vô cùng nặng nề.

Những biến chứng sau khi bị đột quỵ là gì?

Đột quỵ não đôi khi có thể dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn thậm chí tử vong tùy thuộc vào thời gian não thiếu lưu lượng máu và phần não bị ảnh hưởng. Một số biến chứng thường gặp:

  • Mất vận động cơ bắp, liệt một bên cơ thể hoặc một số cơ nhất định như một bên cánh tay, một bên mặt.
  • Khó nuốt, khó nói thậm chí khó ăn. Người bệnh cũng có thể khó khăn với ngôn ngữ như nói, đọc, viết.
  • Mất trí nhớ, suy nghĩ khó khăn, khó khăn trong kiểm soát cảm xúc dễ dẫn đến trầm cảm.
  • Đau đớn, tê buốt, ngứa ran ở các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.
  • Nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu
  • Viêm phổi
  • Phù nề não
  • Động kinh

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não và các cách hỗ trợ phục hồi

Những biến chứng sau tai biến là điều không ai mong muốn nhưng để chăm sóc bệnh nhân sau khi bị đột quỵ thường rất khó khăn vì di chứng để lại sau đó khiến họ trở thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Những di chứng để lại cho bệnh nhân sau bị đột quỵ rất nặng nề.

7. Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

Việc phục hồi của bệnh nhân sau khi bị đột quỵ não có tiến triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị và chăm sóc của người nhà bệnh nhân. Bởi quá trình điều trị sau đột quỵ thường kéo tài từ 4-6 tháng cho đến cả năm trời hay có thể là cả đời. Chỉ cần chủ quan, hay một chút sao nhãng trong quá trình điều trị cũng có thể khiến bệnh đột quỵ tái phát bất cứ lúc nào. 

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ bao gồm 3 yếu tố:

7.1. Chăm sóc tinh thần

Từ một người khỏe mạnh, hoạt bát, bỗng chốc trở nên tàn phế, đó là một cú sốc tinh thần rất lớn với người đột quỵ. Với những người sau đột quỵ vẫn còn ý thức, họ dễ bị trầm cảm và tủi thân.

Bởi vậy, khi chăm sóc người nhà cần hết sức lưu ý về lời ăn tiếng nói, cách hành xử,… để họ có được một tinh thần tốt nhất.

7.2. Hỗ trợ các bài tập trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ

Bệnh nhân sau khi bị đột quỵ thường để lại biến chứng làm suy giảm nhận thức hay một số chức năng vận động nên người chăm sóc phải hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu như: co duỗi cơ, xoay người, vặn mình. 

Xem thêm: Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến, đột quỵ

Các bài tập vận động sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ sớm phục hồi.

7.3. Chăm sóc dinh dưỡng

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Người thân trong gia đình cần tạo ra một môi trường sống vui vẻ, lành mạnh, sạch sẽ để người bệnh đột quỵ nhanh chóng hồi phục.

Nên đọc: Người bị tai biến nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ

8. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ

Những người có tiền sử bị đột quỵ não thường rất dễ có khả năng tái phát bệnh. Để phòng ngừa trường hợp này, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau nhằm giảm thiểu tối đa tái phát nhồi máu não.

  • Đảm bảo phòng ngủ luôn kín gió để giữ thân nhiệt người bệnh ổn định, tránh thay đổi đột ngột từ các tác nhân bên ngoài như thời tiết hay gió mùa. Tuyệt đối không được tắm khuya.
  • Một tâm hồn vui vẻ sẽ mang đến một cơ thể khỏe mạnh, vậy nên việc giữ vững một tinh thần tích cực, tránh suy nghĩ căn thẳng cùng những xúc động mạnh là rất cần thiết. Ngủ đủ, đúng giấc cũng sẽ giúp người bệnh có một tinh thần thư thái. 
  • Đối với với những người có tiền sử bị các bệnh mãn tính như: cao huyết áp, tiểu đường, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch,…cần được điều trị và theo dõi thường xuyên vì đây là nhóm đối tượng có khả năng bị đột quỵ não cao
  • Đột quỵ não cũng rất dễ xảy ra ở nhóm đối tượng có thói quen sinh hoạt không điều độ như: người béo phì, người nghiện bia rượu, thuốc là. Vậy nên việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, hạn chế ăn mặn, cung cấp vừa phải lượng tinh bột, tăng cường rau xanh trong bữa ăn, duy trì 30 phút tập thể thao mỗi ngày và hạn chế gần như tuyệt đối với rượu bia và thuốc lá.
  • Thường xuyên khám bệnh định kỳ sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ đột quỵ não có thể xảy ra, và đừng quên nhập viện ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ.

Xem thêm: Các cách phòng ngừa đột quỵ, phòng chống tai biến hiệu quả

Tuy các biện pháp trên có thể giúp phòng ngừa bệnh nhưng khả năng tái phát của bệnh đột quỵ là nguy cơ luôn thường trực. Vậy bạn hãy tham khảo ngay những phương pháp điều trị dưới đây để người bệnh nhanh hồi phục và hạn chế đột quỵ lần 2.

9. Phương pháp điều trị bệnh đột quỵ hiệu quả

Hiện nay việc điều trị bệnh đột quỵ thường được biết đến với hai phương pháp là dùng thuốc để tiêu huyết khối, đặt stent mạch máu não hay can thiệp nội mạch não, còn đối với các trường hợp nặng hơn thì bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp phẫu thuật.

Đặc biệt với bệnh nhân đã trải qua tai biến, đột quỵ não thì cần phải áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thường xuyên để hồi phục các chức năng bị suy giảm. 

Xem thêm: Các cách điều trị đột quỵ hiệu quả, phục hồi nhanh

Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc chống đột quỵ, điều trị đột quỵ cũng là 1 biện pháp cần thiết để điều trị bệnh đột quỵ cũng như hỗ trợ phục hồi chức năng, giam thiểu các di chứng do đột quỵ để lại.

Các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như An Cung Trúc Hoàn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ não đang là giải pháp tối ưu được bác sĩ khuyên dùng cũng như các bệnh nhân kiểm chứng trên thực tế.

Đây là cách chữa đột quỵ, tai biến an toàn, ít tốn kém lại hạn chế biến chứng cũng như không để lại tác dụng phụ cho người dùng. Với thành phần được bào chế từ các loại thuốc quý và thảo dược thiên nhiên, An Cung Trúc Hoàn giúp điều trị hiệu quả cả 2 dạng của bệnh đột quỵ nhờ tác dụng:

  • Giúp lòng mạch não giãn nở và thông thoáng
  • Khiến các cục máu tụ bị đánh tan
  • Phòng chống hiện tượng đông máu
  • Phòng ngừa tai biến mạch máu não
  • Giúp điều hòa huyết áp, giữ huyết áp ở mức ổn định, không cao không thấp
  • Bơm máu đến các bộ phận cơ thể bị tê liệt do di chứng từ đột quỵ

An Cung Trúc Hoàn được chứng nhận lâm sang và công nhận có hiệu quả trong thời gian từ 7 – 10 ngày đối với người dùng, mang lại cảm giác nhẹ đầu hơn, khôi phục lực chân tay, giúp cử động dễ dàng và linh hoạt hơn. Các bệnh nhân ăn ngon và ngủ sâu hơn, giảm tình trạng co cứng và tê bì, từ đó sức khỏe cũng hồi phục nhanh chóng hơn.

Thuốc đột quỵ An Cung Trúc Hoàn có công dụng điều trị đột quỵ và phục hồi sau tai biến hiệu quả.

Ngoài sử dụng cho người đã bị bệnh cần điều trị tích cực, An Cung Trúc Hoàn còn hỗ trợ phòng bệnh đột quỵ hiệu quả, ngăn ngừa đột quỵ tái phát khi sử dụng đúng hướng dẫn và với liều lượng phù hợp.

  • Đối với trường hợp uống để trị bệnh: mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10ml An Cung Trúc Hoàn pha cùng 100ml nước ấm. Sau những ngày đầu bị tai biến, nên cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn khoảng 2 – 3 tiếng/lần. Nên ngậm thuốc trong miệng khoảng vài phút trước khi nuốt sẽ giùm mềm cơ miệng bị tê cứng, nhanh chóng nói năng trở lại bình thường.
  • Đối với trường hợp uống để phòng bệnh: mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 10ml, cách dùng tương tự như trên.

Lưu ý khi sử dụng An Cung Trúc Hoàn:

  • Kiêng hoàn toàn ăn thịt chó trong thời gian đang dùng thuốc
  • Không dùng thuốc với phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Tuân theo sự chỉ dẫn của lương y cũng như chuyên viên tư vấn, uống thuốc đều đặn, đúng giờ, kiên trì sử dụng theo liệu trình điều trị để thấy kết quả.
  • Kết hợp uống thuốc đúng cách, đều đặn với các biện pháp trị liệu vật lý như xoa bóp, bấm huyệt, luyện tập đi lại, cử động tay chân để tăng hoạt động cho các cơ, mạch máu.

Sau bài biết này, chắc chắn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh đột quỵ não là gì cũng như nắm rõ những kiến thức cần thiết liên quan đến bệnh đột quỵ.

Đừng quên áp dụng ngay những phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng tránh đột quỵ não ở trên nhé! Bởi vốn quý nhất của con người vẫn luôn luôn là sức khỏe.

Câu chuyện: Lương y Nguyễn Quý Thanh và bài thuốc An Cung Trúc Hoàn cứu sống hàng ngàn bệnh nhân đột quỵ